Ngành Hộ sinh không chỉ là một lĩnh vực quan trọng trong chăm sóc sức khỏe mà còn là một ngành nghề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là về mức lương. Trong bài viết này, Trung Tâm Tuyển Sinh Y Dược MPE sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức lượng ngành hộ sinh, cách tính mức lương ngành hộ sinh, các con số cụ thể và những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người làm nghề hộ sinh.
Các tính lương của ngành hộ sinh
Mức lương của nhân viên Hộ sinh được tính dựa trên hệ số lương và mức lương cơ sở theo quy định của nhà nước. Cụ thể, công thức tính lương như sau:
TIỀN LƯƠNG = HỆ SỐ LƯƠNG X MỨC LƯƠNG CƠ SỞ
Hệ số lương được quy định dựa trên chức danh nghề nghiệp của Hộ sinh, căn cứ theo Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV. Mức lương cơ sở hiện nay, theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP, là 1.8 triệu đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2023. Công thức này chỉ áp dụng cho các đơn vị công lập của nhà nước, không áp dụng tại cơ sở tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài.
Mức lương cụ thể của ngành hộ sinh là bao nhiêu?
Mức Lương Dựa Trên Chức Danh Hộ Sinh
– Hộ sinh hạng II: Hệ số lương từ 4.40 đến 6.78, tương ứng mức lương từ 7.92 – 12.204 triệu đồng/tháng.
– Hộ sinh hạng III: Hệ số lương từ 2.34 đến 4.98, mức lương từ 4.212 – 8.964 triệu đồng/tháng.
– Hộ sinh hạng IV: Hệ số lương từ 1.86 đến 4.06, mức lương từ 3.348 – 7.308 triệu đồng/tháng.
(Mức lương tham khảo 2024)
Mức lương dựa trên trình độ bằng cấp
– Tiến sĩ Hộ sinh: Được xếp mức lương bậc 3 của Hộ sinh hạng III, tương ứng với mức lương 4.47 triệu đồng/tháng.
– Thạc sĩ Hộ sinh: Được xếp mức lương bậc 2 của Hộ sinh hạng III, tương ứng với mức lương 3.978 triệu đồng/tháng.
– Cao đẳng Hộ sinh: Được xếp vào mức lương bậc 2 của Hộ sinh hạng IV, tương ứng mức lương 3.069 triệu đồng/tháng.
Mức lương dành cho một số vị trí đặc thù
Ngành Hộ sinh tuy khó khăn và vất vả nhưng mức lương ngay khi ra trường rất hấp dẫn. Tại các cơ sở y tế và phòng khám tư nhân, mức lương của Hộ sinh có thể từ 7-10 triệu đồng/tháng, tùy vào trình độ và chuyên môn.
Ngoài ra, Hộ sinh còn có thể tăng ca, làm thêm tại các chi nhánh hoặc tự mở dịch vụ hỗ trợ tại nhà. Tiền công cho mỗi giờ hoặc mỗi dịch vụ có thể từ 100.000 – 300.000 đồng. Nếu chăm chỉ và tạo được lòng tin của khách hàng, thu nhập có thể vượt quá 15 triệu đồng mỗi tháng.
Đối với những Hộ sinh làm việc với người nước ngoài hoặc làm việc tại các nước phát triển, mức thu nhập có thể lên đến hàng chục ngàn USD một năm, khiến nhiều người quan tâm đến việc du học ngành Hộ sinh để mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng tới mức lương
Mức lương của một Hộ sinh không chỉ phụ thuộc vào chức danh hay trình độ mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như:
– Kinh nghiệm làm việc: Kinh nghiệm càng nhiều, lương càng cao.
– Vị trí làm việc: Làm việc tại bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân, hay ở nước ngoài đều ảnh hưởng lớn đến mức lương.
– Bằng cấp: Bằng cấp càng cao, mức lương cơ bản càng tăng.
– Thời gian làm việc và ca kíp: Làm ngoài giờ, tăng ca sẽ nhận được thêm thu nhập.
– Chính sách của đơn vị làm việc: Bảo hiểm, tiền thưởng lễ tết, lương tháng 13 cũng là các yếu tố quan trọng.
– Quy định pháp luật: Mức lương cơ bản và các quy định pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của Hộ sinh.
Một số cách cải thiện thu nhập cho hộ sinh
Để cải thiện thu nhập, các Hộ sinh cần lưu ý một số điểm sau:
– Tích lũy kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn: Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy học hỏi và rèn luyện kỹ năng.
– Tìm kiếm các cơ hội học tập và làm việc tốt: Chọn môi trường học tập phù hợp và kết hợp vừa học vừa làm để nâng cao trình độ.
– Chủ động trong công việc: Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, tích cực tham gia các khóa đào tạo nâng cao, tìm kiếm cơ hội tăng lương, thăng chức.
Tóm lại, ngành Hộ sinh mang lại mức lương khá hấp dẫn, tuy nhiên để đạt được thu nhập cao, người làm nghề cần nỗ lực không ngừng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn trong công việc và đạt được mức lương mong muốn.